Trong phân tích kỹ thuật, chỉ báo momentum rất được các nhà giao dịch tin tưởng sử dụng. Nó được xem là một trong những yếu tố quan trọng có vai trò phản ánh xu hướng cũng như đánh giá tốc độ biến đổi giá trên thị trường forex. Cùng tìm hiểu về chỉ báo này qua những thông tin mà bài viết giới thiệu dưới đây!
1/ Chỉ báo momentum là gì?
Nhiệm vụ của momentum là phản ánh xu hướng, đồng thời đánh
giá tốc độ thay đổi của giá dựa trên sự so sánh quá khứ - hiện tại. Tức là tỷ lệ
% tăng hay giảm của giá thị trường trong khoảng thời gian nào đó cụ thể sẽ được
đo lường bởi chỉ báo này.
Chỉ số momentum đóng vai trò giúp các nhà đầu tư xác định tiềm
năng sức mạnh của xu hướng thị trường ở thời điểm hiện tại. Nó làm được điều đó
bằng cách chỉ ra các giai đoạn tăng giảm, từ đó trader dự đoán được xu hướng tiếp
theo và đưa ra quyết định giao dịch chuẩn hơn.
2/ Chỉ báo momentum được tính theo công thức nào?
![]() |
Chỉ báo momentum có công thức tính riêng |
Trong đó:
- CA là giá đóng cửa của phiên giao dịch hiện tại
- CP là giá đóng cửa của những phiên giao dịch trước đó
3/ Làm thế nào để đọc chỉ báo momentum?
![]() |
Đọc chỉ báo momentum là kỹ năng cần thiết trong phân tích kỹ thuật |
Momentum có những mức sau:
- Lớn hơn 100: giá hiện tại cao hơn giá của những phiên giao dịch trước đó.
- Nhỏ hơn 100: giá hiện tại thấp hơn giá của những phiên giao dịch trước đó.
Một mẹo khác giúp các trader đọc chỉ số momentum nhanh và
chuẩn xác hơn đó là khi chỉ báo nằm trên trục 100 càng xa thì giá sẽ tăng càng
nhanh. Ngược lại, khi chỉ báo ở dưới trục 100 và cách xa trục thì giá giảm nhanh
tương ứng.
Ngoài ra, các chỉ báo 102 sở hữu xu hướng tăng mạnh hơn 101.
Tương tự, các chỉ báo 98 sở hữu xu hướng giảm mạnh hơn 99.
Được biết hiện nay chỉ số momentum được nền tảng MT4 tự động
tính toán và hiển thị dưới biểu đồ chính giúp các nhà giao dịch tiết kiệm thời
gian và công sức hơn.
4/ Cách sử dụng chỉ báo momentum
![]() |
Chỉ báo momentum được sử dụng để phản ánh xu hướng và đánh giá tốc độ thay đổi của giá |
Để nắm bắt và phân tích momentum, các nhà đầu tư cần chú trọng
đến trục 100. Xu hướng giá tăng khi chỉ báo di chuyển về phía trên trục 100,
khoảng cách càng xa trục thì tăng càng nhanh. Xu hướng giá giảm khi chỉ báo di
chuyển về phía dưới trục 100, khoảng cách càng xa trục thì giảm càng nhanh. Ngoài
ra, khi phân tích chỉ số momentum, các nhà đầu tư cần chú ý kết hợp phân tích tốc
độ thay đổi giá với phân tích xu hướng chung của hiện tại.
Bạn cũng cần nghiên cứu trên nhiều khung thời gian khác
nhau. Hãy bắt đầu với khung thời gian dài nhất rồi lần lượt đến khung thời gian
ngắn nhất. Điều này giúp bạn đi từ xu hướng cơ bản đến xu hướng giao dịch mà bản
thân mong muốn.
Bạn có thể đọc tín hiệu giao dịch momentum thông qua các
khung thời gian ngắn và xác định xu hướng thông qua các khung thời gian dài. Đồng
thời kết hợp các công cụ phân tích khác như biểu đồ hay các chỉ báo kỹ thuật
khác để tăng tính chính xác cho dữ liệu phân tích. Đừng nên sử dụng các công cụ
phân tích một cách riêng lẻ, rời rạc nhé!
- Đối với giao dịch swing, hãy bắt đầu với biểu đồ hàng ngày, rồi đến biểu đồ H4 và cuối cùng là biểu đồ hàng giờ.
- Đối với giao dịch trong ngày, hãy bắt đầu với biểu đồ H4, tiếp theo là biểu đồ H1 và kết thúc bằng biểu đồ M30.
- Đối với giao dịch scalping, hãy bắt đầu với biểu đồ M30, rồi đến biểu đồ M15 và kết thúc ở biểu đồ M1 hoặc M5.
5/ Lời kết
Bài viết vừa cung cấp những thông tin cơ bản nhằm giải đáp
những băn khoăn như khái niệm chỉ báo momentum hay cách sử dụng chỉ báo
momentum. Hy vọng những kiến thức trên đã phần nào giúp bạn hiểu thêm về chỉ số
momentum nói riêng và thị trường giao dịch ngoại hối nói chung. Hãy bắt đầu thử
phân tích và thực hiện giao dịch để sớm trở thành một trader chuyên nghiệp nhé!
Chúc bạn thành công!
COMMENTS